Phạm Ánh Hồng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm sales bất động sản, đầu tư nhà đất & mọi cảm xúc trong cuộc sống.

Kiểm soát cảm xúc: những lợi ích không tưởng

Bạn đã từng nóng giận và nói lời gây tổn thương? Bạn đã từng lớn tiếng với ai đó chỉ vì họ trái ý mình? Bạn cũng đã từng đập vỡ đồ đạc khi gặp chuyện không vui? Đã đến lúc, bạn cần hiểu và kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Với những người khó kiểm soát cảm xúc, họ cũng không khéo để quản lý hành vi của mình trong giao tiếp. Điều này trực tiếp tạo ra những lời nói, hành động vượt quá chuẩn mực, gây tổn hại cho người khác và thậm chí là đánh mất hình ảnh cá nhân.

Những lợi ích của việc kiểm soát cảm xúc

Quản lý tốt cảm xúc của mình là chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra cánh cửa thành công trong công việc, các mối quan hệ và rèn luyện nhân cách.

Không để cảm xúc đi quá giới hạn, cư xử đúng mực giúp bạn tránh khỏi xung đột. Nhiều sư việc vô cùng đơn giản nhưng bởi tính khí nóng nảy lại vô tình biến chúng thành câu chuyện không hồi kết. Việc để cảm xúc lấn át rất dễ tạo ra mâu thuẫn, sự chống đối và đáp trả khó giải quyết. Nên biết phân minh giữa tình cảm và lý trí, giữa công việc và cái tôi để hạn chế những tranh chấp không đáng có.

Khi cảm xúc được quản lý chặt chẽ bạn sẽ biết cách sử dụng chúng một cách thông mimh và biến nó trở thành công cụ để tăng cường gắn kết các mối quan hệ. Hạn chế nói lời làm tổn thương nhau là cách kéo con người đến gần nhau hơn.

Người kiểm soát được cảm xúc của mình sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người khác. Nếu ai đó đó bị cảm nhận cá nhân chi phối quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác và chất lượng trong công việc. Người chuyên nghiệp là dù giận dữ, bất bình đến đâu họ vẫn có cách giải quyết điềm tĩnh, khôn ngoan. Điều này giúp cho họ tự bảo vệ mình, không dễ gì để người khác lợi dụng điểm yếu.

Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Cách tốt nhất để làm chủ cảm xúc chính là điều chỉnh hành vi và tư duy của bản thân. Khi gặp chuyện nóng giận hoặc bị kích động, tốt nhất nên hít thở sâu để lấy bình tĩnh và kéo dài thời gian phát ngôn, bởi rất có thể, nếu nói chuyện ở ngay thời điểm đó, có thể việc sử dụng từ ngữ không đạt được sự khéo léo. Nếu được, cố gắng mỉm cười để xoa dịu cơn giận bên trong.

Một cách khác, bạn có thể đẩy lùi cảm xúc tiêu cực bằng việc lạc quan và nhìn nhận tích cực hơn về mọi thứ trong cuộc sống. Nếu bạn cứ cố chấp phán xét thì sẽ lại càng thấy khó chịu và bức bối với một điều gì đó. Nhưng chỉ cần nhìn ở những góc tốt đẹp hơn, tinh thần bạn không còn cảm thấy áp lực nữa. 

Lòng tự tin sẽ mang lại cảm giác vững vàng cho bản thân và chủ động hơn trong việc điều khiển cảm xúc. Việc bạn thấy thua kém, tự ti về chính mình lâu ngày sẽ là ranh giới cô lập với thế giới xung quanh, lúc nào cũng luôn sống trong tâm lý dè dặt, sợ thua thiệt. Điều này có thể khiến bạn phát sinh cảm xúc tiêu cực và thậm chí là hình thành lối sống ích kỷ, ghen tị,... Thế nên, đừng ngần ngại mở rộng mối quan hệ, sự hiểu biết của bản thân, trải nghiệm những điều mới lạ để xóa bỏ tâm lý thua thiệt, trở thành người lạc quan, sống tích cực hơn. Khi đó, bạn đủ tỉnh táo và thông thái để biết làm chủ chính cảm xúc của mình.

Xem thêm: