Nội dung chính
- Trưng bày những cuốn sách thú vị ở nơi dễ thấy trong trường
- Biến thư viện trở thành nơi dễ tiếp cận
- Tuyên truyền về những lợi ích từ việc đọc sách
- Tổ chức các hoạt động vui nhộn về sách
- Thầy/cô hãy là tấm gương đọc sách
- Kết nối trẻ em với các tác giả
- Tạo ra các giải thưởng về đọc sách
- Tìm cộng tác viên đọc sách cùng học sinh
- Tổ chức ngày đọc sách
Đọc sách mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều “thú vui” khác ra đời nên thói quen đọc sách dần bị mai một. Vậy làm sao để xây dựng văn hoá đọc sách trong trường học? Các bí quyết sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây.
Trưng bày những cuốn sách thú vị ở nơi dễ thấy trong trường
Các biểu tượng về sách nên được treo ở những nơi dễ thấy trong trường như: Bảng thông báo trong lớp học, đồng hồ treo tường, trên hành lang,...Việc đưa ra những gợi ý liên tục các hình ảnh về sách sẽ thu hút sự chú ý của học sinh. Từ đó sẽ thúc đẩy các em tiếp cận và khám phá nội dung cuốn sách.
Việc trưng bày những tựa sách hấp dẫn ở khắp các khu vực lớp, trường học để làm nổi bật lên những lợi ích từ việc đọc sách. Các em học sinh thường bị thu hút nếu nhà trường để những cuốn sách gần cửa sổ kèm theo các món đồ trang trí khác.
Biến thư viện trở thành nơi dễ tiếp cận
Để xây dựng văn hóa đọc sách trong nhà trường, nhiều trường học đã chủ trương xây dựng không gian thư viện thân thiện. Các đầu sách được để ngăn nắp để các em học sinh dễ vào, tìm cuốn sách hay để đọc.
Thư viện là nơi chứa những tác phẩm kinh điển mà đứa trẻ nào cũng nên đọc. Thế nhưng, chúng thường lại bị thu hút bởi những gì có vẻ mới mẻ. Nắm bắt tâm lý đó, các nhà trường có thể thay thế các đầu sách đã cũ, cập nhật thêm các đầu sách mới để thu hút các em học sinh.
Tuyên truyền về những lợi ích từ việc đọc sách
Một câu chuyện cười, một sự thật hay một trích dẫn từ sách được chia sẻ trong ngày có thể giúp xây dựng vốn từ vựng và cho các em học sinh thấy những lợi ích tuyệt vời từ việc đọc sách. Từ đó để khuyến khích thói quen đọc sách cho các em.
Tổ chức các hoạt động vui nhộn về sách
Nhà trường có thể khơi gợi hứng thú đọc sách cho học sinh bằng cách tạo yếu tố vui nhộn về chủ đề đọc sách. Ví dụ, trang bị máy bán sách tự động để khuyến khích sự thích thú của trẻ. Hay thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa về kỹ năng đọc sách, lợi ích của việc đọc sách,...
Đọc sách vốn là thú vui đơn độc, nhưng việc cộng đồng đọc sách sẽ khiến hoạt động được nhiều người hưởng ứng hơn. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi hấp dẫn về sách và cho các em được nói nhiều hơn về sách một cách đầy hứng thú
Thầy/cô hãy là tấm gương đọc sách
Giáo viên sẽ là những người truyền cảm hứng văn hóa đọc sách một cách tích cực cho học sinh. Thật ý nghĩa nếu người thầy, người cô luôn mang theo những cuốn sách trong cặp và sẵn sàng nói về nó cho học sinh của mình.
Kết nối trẻ em với các tác giả
Các em học sinh sẽ bị thuyết phục nếu chúng biết những cuốn sách được tạo ra từ một con người thật. Nhà trường có thể tổ chức để học sinh được giao lưu với tác giả cuốn sách. Nếu không đủ thời gian, kinh phí thì có thể tận dụng môi trường trực tuyến để giúp học sinh giao lưu cùng tác giả dễ dàng và hiệu quả.
Nhà trường hãy là nguồn động lực để học sinh viết cho tác giả những điều các em cảm nhận về nội dung cuốn sách. Đây cũng là một bí quyết để xây dựng văn hóa đọc sách cho các em học sinh trong nhà trường.
Tạo ra các giải thưởng về đọc sách
Nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi đọc sách và đưa ra các giải thưởng thiết thực để tạo điều kiện cho học sinh tham gia. Qua đó sẽ tạo sự hào hứng về việc đọc sách cho các em học sinh.
Tìm cộng tác viên đọc sách cùng học sinh
Thật thú vị nếu trong các buổi ngoại khóa mà các em học sinh được giao lưu với một nhân vật mà các em ngưỡng mộ về các cuốn sách. Người đó có thể là người lính cứu hỏa, anh sĩ quan cảnh sát, nhà báo, vận động viên,... Những người truyền cảm hứng có thể trao đổi về tựa sách yêu thích của họ. Những thành công họ nhận được từ thói quen đọc sách. Qua đó sẽ khiến các em nhìn ra giá trị của việc đọc sách và yêu thích việc đọc sách hơn.
Tổ chức ngày đọc sách
Nhà trường có thể tuyên truyền về Ngày sách Việt Nam 21/4, đồng thời tôn vinh việc đọc sách trong hoạt động thường niên. Các sự kiện về sách có thể được tổ chức nhiều hơn trong tháng như tặng sách để đảm bảo các em học sinh có thể được mang một cuốn sách mới về nhà.
Trên đây là một số bí quyết xây dựng văn hóa đọc sách trong nhà trường hiệu quả. Việc dạy cho các em về thói quen đọc sách, giá trị và lợi ích của việc đọc sách rất quan trọng. Đứa trẻ nào cũng muốn lớn lên trở thành ông nọ bà kia, nhưng chúng thường ngại đọc sách vì chúng không biết đọc sách sẽ giúp chúng thành công. Nhà trường hãy là nơi tuyên truyền cho chúng hiểu và nhận ra giá trị từ những trang sách.
>>>> Xem thêm: